talawas blog Diễn đàn 2001-2008 Trang chủ nhật Tủ sách

trang chủ Số mùa Thu 2009

Vũ Tường

top

là Phó Giáo sư, ngành Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Mỹ.

Tác giả (với Erik Kuhonta và Dan Slater) Southeast Asia in Political Science: Theory, Region, and Qualitative Analysis (Stanford, 2008); (với Wasana Wongsurawat) Dynamics of the Cold War in Asia: Ideology, Identity, and Culture (Palgrave, 2010); và Paths to Development in Asia: South Korea, Vietnam, China, and Indonesia (Cambridge, 2010).

Địa chỉ trang web:
http://polisci.uoregon.edu/facbios.php?name=Tuong_Vu

Trong số này:
Lời dẫn - Từ giải phóng đến giải giáp, giải độc và giải hoà: Phong trào dân tộc mới ở châu Á
"Ngày nay, Cách mạng Đông Dương phải hiện nguyên hình": Bước ngoặt dẫn đến đấu tranh giai cấp và nội chiến Việt Nam vào năm 1948

George Orwell

top

(1903-1950): là nhà báo, nhà phê bình, cây bút chính luận và là một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Độc giả talawas từng được làm quen với hai tiểu thuyết của ông là Trại súc vật1984, cũng như một số tiểu luận quan trọng qua các bản dịch của Phạm Minh Ngọc.

Trong số này:
Ghi chú về chủ nghĩa dân tộc

Lê Hải

top

hiện là nghiên cứu sinh về đề tài “Bản sắc dân tộc” tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, Viện Triết và Xã hội học, đồng thời cũng là hội viên của Hiệp hội Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc ASEN, LSE, Anh Quốc.

Trong số này:
Chủ nghĩa dân tộc - Một tiến trình lịch sử của văn hoá

Christopher E. Goscha

top

Phó Giáo sư (Assistant Professor), Khoa Sử, Đại học Québec, Montréal. Bài viết này do tác giả gửi cho talawas, tóm tắt lại nội dung chính của tiểu luận nghiên cứu, “Widening the Colonial Encounter: AsianConnections Inside French Indochina During the Interwar Period,” đăng trên Modern Asian Studies, Vol., No. 05, September 2009.

Trong số này:
Tái cấu trúc các mối quan hệ thời kỳ thuộc địa: Quan hệ liên Á ở Đông Dương thuộc Pháp giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến

Keith, Charles

top

Phó Giáo sư (Assistant Professor), Lịch sử Đông Nam Á, Michigan State University. Tiểu luận này trích một phần từ bản thảo đang được thực hiện, Catholic Vietnam: a Church from Empire to Nation, 1862-1954 (Thiên chúa giáo Việt Nam: Nhà thờ trong quá trình chuyển đổi từ đế chế sang dân tộc).

An Nam vùng lên: Những vị giám mục đầu tiên của Việt Nam và sự hình thành giáo hội dân tộc, giai đoạn 1919-1945

Trần Anh

top

đang làm tiến sĩ về lịch sử Việt Nam thời chiến tranh 1954-1975 tại California, Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, Trần Anh thuộc thế hệ di dân thứ hai trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Trong số này:
Chủ nghĩa quốc gia của chánh quyền Đệ Nhứt Cộng hoà, 1954-1963

Thân Tứ Long

top

申四龙, Viện Lịch sử học, Đại học Trịnh Châu, Trung Quốc.

Trong số này:
Qua diễn biến của chủ nghĩa dân tộc cận đại Việt Nam đến nay, nhìn nhận tác dụng hai chiều của chủ nghĩa dân tộc

Nghê Hiểu Hà

top

Chủ nghĩa li khai dân tộc ở Tây Nguyên Việt Nam là một trong những vấn đề dân tộc của Việt Nam. Nguyên nhân của nó chủ yếu là nhân tố lịch sử, nhân tố kinh tế, nhân tố di dân, nhân tố tôn giáo, và nhân tố nước ngoài...

Trong số này:
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa li khai dân tộc ở Tây Nguyên Việt Nam

So, Kenneth T.

top

sinh tại Phnom Penh, Cam Bốt. Ông là kỹ sư lâu năm trong ngành hoả tiễn với ba mươi năm kinh nghiệm tại các hãng Rockwell International, Boeing, và United Launch Alliance, trong lãnh vực hoả tiễn có người và không người lái. Ông tốt nghiệp kỹ sư hoá học tại University of Tennessee (1978), thạc sĩ môn Systems Management tại University of Southern California (1995), và Certificate Degree về Systems Engineering tại California Institute of Technology (2006). Tuy nhiên, So cũng nghiên cứu lịch sử Khmer trong 18 năm qua. Ông là tác giả các bài viết tự xuất bản sau đây: “The Road to Khmer Independence” (2003); “A Brief History of Buddhism, Including That of Cambodia” (1997); và “Puddh Tomneay” (1996).

Trong số này:
Yuon và người Việt: điều gì trong một tên ngoại dụng?

Choe Sang-Hun

top

tốt nghiệp Đại học Hàn Quốc ở Seoul và từng gia nhập quân đội Nam Hàn. Sau khi giải ngũ, ông trở thành phóng viên chuyên viết về chính trị cho tờ Korea Herald và chuyển sang làm cho văn phòng của AP tại Seoul vào năm 1994. Năm 2000, cùng với hai đồng nghiệp là Charles J. Hanley và Martha Mendoza, ông đoạt giải Pulitzer nhờ loạt bài “No Gun Ri Bridge,” đưa ra ánh sáng vụ lính Mỹ thảm sát hàng trăm thường dân Hàn Quốc tại Cầu No Gun Ri vào buổi đầu cuộc chiến Hàn Quốc/Triều Tiên.

Trong số này:
Hàng xuất cảng mới nhất của Nam Hàn: Mẫu tự

Chi, Samuel

top

sinh ở Đài Bắc. Tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Cal State Fullerton và nghiên cứu khoa học chính trị sau đại học tại UCLA. Từng viết cho các tờ San Francisco Chronicle, Contra Costa Times, hiện ông đã về hưu và sống cùng gia đình tại Florida. Vào tháng 4 năm 2008, ông lập trang Sinotaneous.com, chuyên về lịch sử, hiện tại và tương lai của Trung Hoa.

Trong số này:
Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đẻ ra óc kỳ thị chủng tộc kiểu Trung Hoa

Muller, Jerry Z.

top

là giáo sư sử học tại Catholic University of America. Tác phẩm nghiên cứu mới nhất của ông là Tư duy và Thị trường: Chủ nghĩa tư bản trong Tư tưởng châu Âu Hiện đại (The Mind and the Market: Capitalism in the Modern European Thought).

Trong số này:
Ta và chúng - sức mạnh trường tồn của chủ nghĩa dân tộc

Đông Hiến

top

chuyên về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, hiện là nghiên cứu sinh ngành Đông Nam Á học, California, Mỹ. Một số bản dịch của Đông Hiến đã xuất hiện trên talawas, chẳng hạn bài điểm sách của Hồng Quốc Lộc và tiểu luận của Christopher E. Goscha.

Trong số này:
Tái cấu trúc các mối quan hệ thời kỳ thuộc địa: Quan hệ liên Á ở Đông Dương thuộc Pháp giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến

Ear, Sophal

top

Tiến sĩ, Phó giáo sư môn National Security Affairs tại U.S. Naval Postgraduate School (NPS) ở Monterey, California, giảng dạy các môn Ổn định và Tái thiết Hậu chiến, Phương pháp nghiên cứu, và Đông Nam Á. Trước khi dạy tại NPS, ông là Post-Doctoral Fellow tại Maxwell School ở Đại học Syracuse. Ông là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, và là Phó Đại diện Tại chỗ cho Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tại Timor-Leste năm 2002-2003. Tốt nghiệp UC Berkeley (B.A., M.S., M.A., Ph.D.) và Princeton (M.P.A.), ông từ Pháp qua Mỹ với tư cách người Cam Bốt tị nạn vào năm 10 tuổi. Ông là tác giả nhiều bài viết đã công bố, kể cả một số bài được dùng để tham khảo trong vấn đề ngoại viện và Cam Bốt, có thể tìm tại: http://faculty.nps.edu/sear

Trong số này:
Yuon và người Việt: điều gì trong một tên ngoại dụng?

Phạm Minh Ngọc

top

sống tại Việt Nam, đã công bố hàng chục tác phẩm dịch quan trọng từ tiếng Nga và tiếng Anh trên talawas: George Orwell, Trại súc vật1984; Milovan Djilas, Nói chuyện với Stalin; Alain Besançon, Tai hoạ của thế kỷ. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và tính đặc thù của thảm hoạ, Richard Pipes, Chủ nghĩa cộng sản… và Sigmund Freud, Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi.

Trong số này:
An Nam vùng lên: Những vị giám mục đầu tiên của Việt Nam và sự hình thành giáo hội dân tộc, giai đoạn 1919-1945

Phạm Văn

top

cộng tác viên lâu năm của talawas. Trong số các bản dịch của ông có Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa của Đới Tư Kiệt, và Solzhenitsyn, đại văn hào đương đầu với chế độ Xô-viết của Micheal T. Kaufman.

Trong số này:
Yuon và người Việt: điều gì trong một tên ngoại dụng?
Hàng xuất cảng mới nhất của Nam Hàn: Mẫu tự

Trần Ngọc Cư

top

hiện sống tại California, Mỹ. Là cộng tác viên của talawas với nhiều bản dịch như “Huyền thoại về mô thức độc tài,” “Chuyển hoá một số quốc gia” và gần đây nhất là “Lịch sử được viết lại trong một phim về nước Trung Hoa mới

Trong số này:
Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đẻ ra óc kỳ thị chủng tộc kiểu Trung Hoa
Ta và chúng - sức mạnh trường tồn của chủ nghĩa dân tộc

Trịnh Lữ

top

sinh năm 1948 tại Hà Nội. Kỹ sư xây dựng mỏ. Từng làm radio, truyền hình, chuyên gia truyền thông và đào tạo phát triển tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Rừng Na Uy, Cuộc đời của Pi, Con nhân mã ở trong vườn… và Utopia.

Trong số này:
Ghi chú về chủ nghĩa dân tộc

Ung, Bun Heang

là một nghệ sĩ và hoạ sĩ hoạt hoạ xuất sắc. Cuốn sách gồm 60 bức tranh The Murderous Revolution, kể về cuộc phấn đấu có thật của ông để sinh tồn dưới chế độ Khmer Đỏ, là một bằng chứng sống động về thời đại bi thảm đó. Bun cộng tác với Martin Stuart-Fox để xuất bản cuốn sách trên lần đầu tiên năm 1985. Tác phẩm hoạt hoạ của Ung đã xuất hiện trên phim và các chương trình truyền hình. Ông cũng được nhiều người biết đến qua những bức hoạt hoạ và biếm hoạ trào phúng, là người vẽ biếm hoạ chính trị cho tờ Far Eastern Economic Review trong nhiều năm. Tuy nhiên cũng có bất lợi là ông không thể về Cam Bốt yêu dấu của ông trong những năm gần đây vì lý do an ninh. Trang mạng Sacrava Toons (http://sacrava.blogspot.com) trình bày nhiều tác phẩm của ông.

Số mùa Thu 2010

Chuyên đề: "Trước thềm Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam"

Thư mục

Số mùa Xuân 2010: "Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975" Số mùa Thu 2009: "Bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ?"